TỔNG QUAN VỀ CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 2022
Sàn thương mại điện tử (TMĐT) là gì?
Thương mại điện tử là các hoạt động mua và bán diễn ra trên internet. Các loại hình thương mại điện tử khác nhau bao gồm B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng). Nền tảng thương mại điện tử là các trang web hoặc ứng dụng mà cả hai bên, người bán và người tiêu dùng, đến và cùng tham gia giao dịch, hay còn được hiểu theo một cách đơn giản hơn là “chợ online”.
Những sai lầm của nhà bán hàng khi lựa chọn sàn TMĐT
Việc lựa chọn sàn TMĐT để kinh doanh là một quá trình tìm kiếm khá toàn diện, có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn một sàn TMĐT phù hợp với nhà bán hàng tùy theo nhu cầu. Một trong các tiêu chí quan trọng nhất là lượt truy cập hàng tháng và tổng sản lượng hàng hóa (GMV).
Ngoài ra, mỗi sàn TMĐT sẽ có những đặc điểm về tính năng và chiến lược kinh doanh khác nhau, vì thế nhà bán hàng cần xem xét và đánh giá kỹ càng để có thể chọn được một sàn TMĐT phù hợp để bắt đầu. Một số sai lầm phổ biến của các nhà bán hàng khi chọn sai nền tảng:
Không hiểu rõ hành vi tiêu dùng trên mỗi nền tảng
Không nắm được mục tiêu kinh doanh của từng sàn TMĐT
Không hiểu rõ cách thuật toán phân phối sản phẩm mà các nền tảng áp dụng
Không hiểu rõ thế mạnh và nhược điểm của từng sàn TMĐT
Top 4 sàn TMĐT tại Việt Nam
Bán hàng online trên các sàn TMĐT không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quan trọng nhất mang đến sự thành công cho các nhà bán hàng trong nền kinh tế 4.0. Tại Việt Nam hiện nay có không ít các sàn TMĐT đang hoạt động, nhưng phổ biến nhất vẫn là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.
1. Shopee
Shopee là nền tảng mua sắm trực tuyến có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena). Hiện nay Shopee đã có mặt tại 8 quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.
Shopee đang phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực về mặt người dùng. Đây là nền tảng sở hữu lượng người dùng lớn nhất ở Việt Nam. Vì sức hấp dẫn đó, Shopee càng thu hút được nhiều khách hàng và người bán.
Ưu điểm:
- Đăng ký dễ dàng, mở được nhiều tài khoản
- Giao diện thông minh dễ quản lý
- Lượng người dùng lớn, có độ tin cậy cao
- Không có nhiều khoản truy thu đối với người bán
- Lấy hàng nhành, giao hàng nhanh, tiền được chuyển về tài khoản người bán nhanh
- Đa dạng mặt hàng, nhiều chương trình khuyến mãi hàng tháng
Nhược điểm:
-
Giá bán cạnh tranh
-
Chính sách bán hàng chặt chẽ
-
Không có nhiều chính sách ưu đãi cho người bán
-
Phí dịch vụ bán hàng cao
Sàn thương mại điện tử Shopee
2. Lazada
Lazada là sàn TMĐT trực thuộc tập đoàn Alibaba. Với thế mạnh có sẵn về tài chính và công nghệ, Lazada đã từng giành được thị phần rất lớn ở Việt Nam, trước khi các đối thủ cạnh tranh khác xuất hiện ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn.
Ưu điểm:
- Mở tài khoản bán hàng nhanh
- Lượt truy cập hàng tháng lớn
- Tính trung thành của khách hàng cao
- Liên tục cập nhật các tính năng mới
- Chính sách mua và bán minh bạch
- Nhân viên hỗ trợ ngành hàng chuyên nghiệp
Nhược điểm:
-
Giao diện người bán khó sử dụng
-
Không được mở nhiều tài khoản
-
Ít chương trình khuyến mãi hàng tháng
-
Chi phí bán hàng cao
-
Thời gian giao hàng chậm
-
Tiền thanh toán chuyển về người bán chậm
Sàn thương mại điện tử Lazada
3. Tiki
Thành lập từ tháng 3/2010, Tiki là trang web thương mại điện tử của Việt Nam hiện đang trong top dẫn đầu về mức độ hài lòng của khách hàng.
Năm 2017 đánh dấu bước chuyển mình của sàn thương mại điện từ này sang hình thức marketplace khi mở rộng quy mô cho giao dịch của hơn 10 triệu sản phẩm từ 16 ngành hàng lớn. Hiện nay, Tiki tự hào lọt top 4 các trang thương mại điện tử tại Việt Nam và top 6 khu vực Đông Nam Á.
Ưu điểm:
- Đăng ký tài khoản dễ dàng
- Nhiều chính sách ưu đãi cho người bán
- Các gian hàng được kiểm định kỹ lưỡng về quy cách và nguồn gốc
- Dịch vụ gửi hàng tại kho (FBT), giao hàng nhanh (Tiki Now)
Nhược điểm:
-
Phí bán hàng, chiết khấu cao
-
Thông tin khách hàng bảo mật dẫn đến khó khăn trong việc xử lý đơn hàng
-
Chi phí phạt cao
-
Gửi hàng tại kho Tiki bị tính phí cao
-
Tiền thanh toán cho người bán chậm
-
Giá bán phải cạnh tranh với nhiều đối thủ
-
Chính sách bán hàng không bảo vệ người bán
Sàn thương mại điện tử Tiki
4. Sendo
Sendo khởi điểm là một dự án thương mại điện tử nhỏ vào năm 2012, sau đó phát triển thành Công ty Cổ Phần Công nghệ trực thuộc Tập đoàn FPT. Sendo chọn mô hình kinh doanh C2C tập trung hợp tác với các đơn vị có lợi thế về kho bãi bài bản, chuyên nghiệp.
Lợi thế về doanh nghiệp nội địa để thấu hiểu thị trường trong nước được Sendo tận dụng hiệu quả. Năm 2014, Sendo từng có doanh thu trong top của ngành thương mại điện tử và chỉ đứng sau Lazada.
Ưu điểm:
- Đăng ký tài khoản dễ dàng
- Sản phẩm đăng bán ít bị kiểm duyệt
- Giá bán không bị cạnh tranh
- Giao diện đơn giản, dễ quản lý
- Giao hàng nhanh
- Chính sách bán hàng không nghiêm ngặt
Nhược điểm:
-
Không có nhiều ngành hàng được đẩy mạnh
-
Chương trình miễn phí vận chuyển không hấp dẫn
-
Các khoản phí truy thu cao
-
Lượng người dùng không phổ biển
-
Chính sách mua bán không minh bạch
Sàn thương mại điện tử Sendo
Tóm lại, việc lựa chọn được sàn thương mại điện tử phù hợp để kinh doanh đòi hỏi nhà bán hàng cần nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của mỗi nền tảng, ngoài ra cũng cần xác định được rõ ràng nhu cầu và khả năng của mình. ORO Việt Nam hiện đang cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà bán hàng trong suốt quá trình từ thiết lập gian hàng đến tối ưu hệ thống kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử để mang lại hiệu quả bán hàng cao nhất.